Đắp Mặt Nạ Bao Nhiêu Phút: Quy Trình 8 Bước Đắp Mặt Nạ

Đắp mặt nạ không chỉ đơn giản là để mặt nạ mặt mà bạn còn phải chú ý khá nhiều thứ, khi đó mới có thể đạt hiệu quả cao. Biết được nên đắp mặt nạ bao nhiêu phút hay cách đắp mặt nạ đúng tiêu chuẩn nhất sẽ giúp bạn chăm sóc da mặt một cách tối ưu. Để rõ hơn về vấn đề này, hãy dành ra vài phút để đọc bài viết của chúng tôi nhé!  

1. Nên đắp mặt nạ bao nhiêu phút.

Hiện nay, mặt nạ đã trở thành phương thức chăm sóc da mặt phổ biến trong giới làm đẹp. Tuy nhiên đối với những cô nàng vừa mới bắt đầu chăm sóc da họ rất dễ đắp mặt nạ sai cách, đặc biệt là không biết rằng nên đắp mặt nạ bao nhiêu phút.

Thực tế, thời gian đắp mặt nạ thông thường là từ 15 – 20 phút. Tuy nhiên cũng có những sản phẩm cho phép bạn đắp lên tới 25 phút. Đây là khoảng thời gian phù hợp đủ để làn da hấp thu các dưỡng chất và phân tử nước từ mặt nạ. Bên cạnh đó, thời gian đắp mặt nạ còn phụ thuộc vào từng loại mặt nạ mà bạn sử dụng.

  • Đối với các loại mặt nạ ngủ, bạn có thể để qua đêm.
  • Đối với các loại mặt nạ tẩy da chết, thời gian lý tưởng là 15 – 20 phút
  • Đối với loại mask cấp nước, cấp ẩm nên đắp từ 20 – 25 phút là hợp lý. 
  • Với da nhạy cảm, 10 – 15 phút là thời gian hợp lý nhất. 
  • Với da thường thì thời gian đắp là từ 15 – 20 phút. 

Để biết được nên đắp mặt nạ bao nhiêu phút, bạn cần phải chú ý đọc thông tin sản phẩm thật kỵ Bởi mỗi sản phẩm mặt nạ, nhàn sản xuất đều có để thời gian đắp trên bao bì. Bạn nên tuân thủ theo khoản thời gian này. Bởi da chỉ có thể hấp thụ đủ dưỡng chất cần thiết chứ không hấp thu thêm được. Nếu bạn đắp mặt nạ quá lâu, da bạn không chỉ không được nuôi dưỡng thêm mà còn bị mất đi độ ẩm tự nhiên, làm da khô hơn.

2. Quy trình đắp mặt hoàn hảo.

Mặc dù đã biết được nên đắp mặt nạ bao nhiêu phút, tuy nhiên nếu bạn đắp mặt nạ sai quy trình thì hiệu quả mang lại cũng không được cao. Dưới đây là quy trình đắp mặt nạ hoàn hảo dành cho bạn.

Bước 1: Chuẩn bị mặt nạ.

Bước đầu tiên để có thể đắp mặt nạ bạn cần phải chuẩn bị cho mình một chiếc mặt mặt nạ phù hợp. Phù hợp ở dây sẽ dựa vào loại da mà bạn đang sở hữu hoặc mong muốn mà bạn muốn đạt được. Ví dụ da khô thì bạn dùng các loại mặt nạ dưỡng ẩm tốt, da dầu thì bạn sử dụng mặt nạ kiềm dầu, làm sạch bã nhờn… Tương tự, bạn sẽ dùng mặt nạ lột mụn khi mụn nhiều, hay mặt nạ tẩy da chết để làm sạch da…

mat na giay
Chuẩn bị mặt nạ để đắp

Bước 2: Làm sạch da.

Đây được đánh giá là bước quan trọng nhất trong quy trình đắp mặt nạ cũng như skincare. Bước làm sạch da này bao gồm cả tẩy trang và làm sạch với sữa rửa mặt. Bạn nên sử dụng các sản phẩm làm sạch phù hợp với làn da của mình, chiết xuất tự nhiên dịu nhẹ.

lam sach da
Làm sạch da là bước quan trọng

Bước này sẽ giúp bạn loại bỏ tất cả các bụi bẩn cứng đầu và cặn bã bám trên bề mặt da. Lỗ chân lông được thông thoáng, nên các dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu vào da hơn và phát huy được hiệu quả tối đa.

Bước 3: Dùng nước cân bằng da.

Sau khi rửa mặt, thật sai lầm nếu bạn đắp mặt nạ ngay. Lúc này da sẽ bị mất cân bằng độ ẩm và pH, cần phải có thời gian lấy lại độ cân bằng. Bạn nên thoa một ít toner hoặc nước hoa hồng để cân bằng lại da và tăng hiệu quả làm sạch. Bên cạnh đó, bước này còn giúp bạn tránh khỏi những kích ứng không đáng có khi đắp mặt nạ lên da.

dung nuoc can bang da
Toner là bước đầu tiên trong chu trình

Bước 4: Đắp mặt nạ.

Nếu bạn sử dụng mặt nạ giấy, bạn có thể lấy mặt nạ ra khỏi bao bì, đắp lên mặt rồi điều chỉnh sao cho đúng với vị trí của nó, massage nhẹ nhàng từ 1 – 2 phút. Chú ý là phải chừa phần môi, mũi mắt ra nhé! Lưu ý là phải đắp ngay sau khi mở bao bì không thì các dưỡng chất sẽ bị bay hơi.

dap mat na
Đắp mặt nạ bao nhiêu phút là hợp lý nhất

Đối với các loại mặt nạ khác, bạn chỉ cần quét sản phẩm lên toàn bộ khuôn mặt theo hướng từ dưới lên trên, bắt đầu từ môi lên trên, nhớ phải chừ mắt, mũi, miệng ra nhé!

Bước 5: Thư giãn từ 15 – 20 phút.

Qua phần trên bạn cũng đã biết được nên đắp mặt nạ bao nhiêu phút rồi. Đúng vậy trong 15 – 20 phút này, bạn có thể thư giãn tinh thần bên một vài bản nhạc yêu thích và chờ cho dưỡng chất được thẩm thấu vào da, đi nuôi dưỡng các tế bào tốt hơn.

Bước 6: Rửa sạch da mặt lại.

Phần lớn các loại mặt nạ điều cần phải rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ các dưỡng chất còn thừa hay lớp mặt nạ trên gương mặt. Điều này giúp cho da mặt được làm sạch một cách tối ưu, không để lại cặn bã gây tắc lỗ chân lông, tạo cơ hội cho mụn hoành hành. Trong trường hợp bạn sử dụng mặt nạ ngủ thì có thể để qua đêm và bỏ qua bước này.

Đắp mặt nạ bao nhiêu phút là điều ai cũng nên lưu ý

Trước tiên bạn nên rửa lại bằng nước ấm để các lỗ chân lông dễ dàng được làm sạch. Sau đó là rửa lại một lần nữa với nước lạnh để thu nhỏ lỗ chân lông, không tạo điều kiện cho bụi bẩn và vi khuẩn có cơ hội xâm nhập.

Bước 7: Dưỡng da.

Dưỡng ẩm cho da sau khi đắp mặt nạ xong là phương thức chăm sóc da hiệu quả đấy nhé. Lớp dưỡng ẩm này sẽ tạo ra một màng chắn giúp bảo vệ các dưỡng chất hấp thu từ mặt nạ không bị thoát ra ngoài. Giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho bề mặt da, mang lại một làn da tươi tắn, mềm mịn.

duong da
Đắp mặt nạ bao nhiêu phút ảnh hưởng rất nhiều đến làn da

Bước 8: Bôi kem chống nắng.

Nếu bạn đắp mặt nạ vào ban ngày, chống nắng là một bước không thể thiếu được. Đặc biệt trong thời tiết lắm nắng như ở Việt Nam thì bước này càng không thể bỏ qua. Nếu sau khi đắp mặt nạ dưỡng da xong, mặt bạn lại bị tàn phá bởi các tia UV của mặt trời thì mọi nỗ lực điều là vô nghĩ.

boi kem chong nang
Đắp mặt nạ bao nhiêu phút là vấn đề quan tâm

Để có thể bảo vệ da tốt nhất, bạn nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 30. Và đặc biệt, kem chống nắng phải dịu nhẹ, phù hợp với làn da của bạn, không được chứa cồn để tránh làm khô da.

3. Lưu ý về tần suất đắp mặt nạ.

Bên cạnh việc không biết nên đắp mặt nạ trong bao nhiêu phút, nếu bạn còn không biết cả về tần suất đắp mặt nạ phù hợp, thì quả thật là đáng lo ngại.

Theo các chuyên gia cho biết, tần suất đắp mặt nạ lý tưởng nhất là trong khoảng từ 2 – 3 lần mỗi tuần. Còn đối với các bạn da yếu, nhạy cảm thì chỉ nên đắp từ 1 – 2 lần mỗi tuần.

Bạn không nên đắp mặt nạ quá thường xuyên, bởi nó sẽ làm cho lớp dầu tự nhiên trên da bị mất đi, khiến cho da bạn bị mất đi khả năng bảo vệ trước các yếu tố bên ngoài.

Bạn cũng hoàn toàn có thể điều chỉnh tần suất đắp mặt nạ theo nhu cầu của mình. Ví dụ:

Nếu sau khi duy trì đắp mặt nạ trong thời gian dài mà vẫn chưa thấy rõ công dụng, bạn có thể thử tăng tần suất thêm 1 lần mỗi tuần.

Đối với những công thức dưỡng ẩm, dịu nhẹ như mặt nạ dạng kem và gel, bạn có thể thử dùng nhiều hơn.

Nếu thấy da có dấu hiệu sần sùi hoặc kích ứng nhẹ sau khi tẩy tế bào chết, tốt nhất bạn nên giảm tần suất đắp mặt nạ còn 1 lần mỗi tuần hoặc vài tuần một lần.

Bên cạnh đó, bạn nhất định phải ngừng sử dụng mặt nạ nếu chúng gây kích ứng nghiêm trọng, nổi mẩn đỏ, ngứa rát hoặc bất cứ phản ứng nào khác.

Trong trường hợp da bạn đang mọc mụn nhiều và tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng, bạn không nên đắp mặt nạ. Vì lúc này da rất dễ bị tổn thương và nhạy cảm với nhiều yếu tố. Bạn nên tránh chăm sóc da này quá phức tạp, tối giản nhất có thể các bước chưa thật sự cần thiết.

Nếu bạn vẫn muốn đắp mặt nạ thì chỉ được đắp một tuần một lần hoặc 2 – 3 tuần 1 lần. Nên sử dụng các loại chuyên trị da mụn, có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm. Tránh các sản phẩm chứa cồn, chất bảo quản hay chất tạo mùi.

Đồng thời bạn cũng nên đắp mặt nạ vào những khung giờ vàng như 8h – 9h sáng, 11h – 12h trưa, 21h – 23h tối. Điều này sẽ giúp da hấp thu dưỡng chất tốt hơn và mang lại hiệu quả cao hơn.

Bạn có thể tham khảo những dòng mặt nạ hiệu quả tốt mà chúng mình muốn giới thiệu:

4. Kết:

Hy vọng qua bài viết này, bạn cũng đã biết được nên đắp mặt nạ bao nhiêu phút. Việt chăm sóc da mặt bằng mặt nạ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nếu bạn tuân thủ đúng quy trình và đắp đúng cách. Bên cạnh đó, bạn còn phải sử dụng thêm các sản phẩm chăm sóc da khác để có thể sở hữu một làn da hoàn hảo và đầy ấn tượng.